
Ảnh minh họa
Thông qua kế hoạch nhằm xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng CNTT-TT hiện đại, đồng bộ, ứng dụng CNTT sâu rộng, phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân, xã hội ngày một tốt hơn, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân; ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI), số đo lường sự hài lòng của người dân (SiPas), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index). Hiện đại hoá, nâng cao năng lực hoạt động công tác quản lý, cải thiện mối liên kết giữa Chính quyền - người dân - doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo lập nền tảng xây dựng và phát triển các chuỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao, có tính kết nối và mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội cho các đô thị lớn trong khi vẫn giúp đô thị tăng cường năng lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
Kế hoạch hướng đến mục tiêu đảm bảo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc ứng dụng phần mềm QOffice phiên bản nâng cấp theo đúng quy trình về tiếp nhận và ban hành văn bản điện tử có ứng dụng chữ ký số trực tiếp trên phần mềm.
Cụ thể: Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử đạt 100%. 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 65% hồ sơ công việc tại xã, thị trấn được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
Đảm bảo 100% các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn triển khai ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong việc giải quyết TTHC cho công dân. 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư công vụ của tỉnh vào xử lý công việc. Trên 55% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần. Triển khai thí điểm xã thông minh theo đúng lộ trình đã đăng ký với tỉnh.
Triển khai các phần mềm dùng chung của tỉnh đảm bảo phát huy hiệu quả, xây dựng các phần mềm phục vụ quản lý, điều hành của UBND huyện. Bố trí nguồn kinh phí đáp ứng cho việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số.
90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC. 100% các nhà văn hóa thôn, khối phố có lắp đặt wifi phục vụ người dân.
100% người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin. 100% CBCCVC và người lao động của các cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin. 100% cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.
Tối thiểu 90% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ đúng lộ trình của UBND tỉnh. (Lộ trình cụ thể của tỉnh: năm 2023 là 80%, năm 2024 là 90%, năm 2025 là 100%). 100% trường tiểu học, trung học cơ sở và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.
100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; diễn tập, ứng cứu, khắc phục sự cố theo kế hoạch của tỉnh.