Chi tiết tin

A+ | A | A-

Quảng Nam: tập trung tháo gỡ bài toán nhân lực chuyển đổi số

Ngày đăng: 10:42 | 19/12/2022 Lượt xem: 235

Xác định công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thay đổi đời sống xã hội, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có sự vào cuộc rất quyết liệt để triển khai từ cấp tỉnh đến tận cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề hầu hết các địa phương hiện đang gặp phải đó là thiếu đội ngũ nhân lực chuyên ngành công nghệ thông tin để phục vụ công tác triển khai hoạt động chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.

Tam Kỳ đang quyết tâm chuyển đổi số.

 

 An Mỹ là một trong những phường trung tâm của Tp.Tam Kỳ rất quyết liệt thực hiện chuyển đổi số. Để triển khai thực tốt công tác chuyển đổi số, UBND phường đã tham mưu, ban hành Nghị quyết xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 và những năm tiếp theo là chuyển đổi số. Cùng với các nội dung, mục tiêu, giải pháp chủ yếu của Tp.Tam Kỳ, phường đã tập trung triển khai và áp dụng những điều kiện thực tiễn của địa phương để có phương hướng, mục tiêu cụ thể với các mô hình chính quyền số - kinh tế số - xã hội số, mà trọng tâm nhất là phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn. Ông Thái Hồng Nhất - Chủ tịch UBND phường An Mỹ cho biết, đã tập trung đầu tư, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, tiến hành bắt wifi đến tận nhà sinh hoạt văn hóa khối phố, đang đầu tư mua sắm máy tính cấp cho các nhà sinh hoạt khối phố phục vụ công tác chuyển đối số. Đồng thời, phường đã rất chú trọng đến công tác tuyên truyền về nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại nhà, với điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet thông qua các Tổ công nghệ cộng đồng, Hội phụ nữ. Tuy nhiên, từ thức tiễn triển khai công tác chuyển đổi số vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. “Qua quá trình triển khai, phường đã gặp nhiều khó khăn, nhất là về con người. Tình trạng một cán bộ phải phụ trách quá nhiều công việc khác nhau, vừa xử lý công việc hành chính, vừa triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin. Các thành viên trong Tổ công nghệ cộng đồng là những bác đã lớn tuổi nên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân” - ông Nhất chia sẻ.

          Hiện tại cả hệ thống chính trị và người dân, doanh nghiệp ở Tam Kỳ đang vào cuộc quyết liệt để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số thắng lợi. Thành phố đang từng bước triển khai ở cả 3 trụ cột chuyển đổi số quốc gia là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để xây dựng chính quyền số, Tam Kỳ đang đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án phát triển chính quyền điện tử; cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua thiết bị thông minh.  

          Mục tiêu tổng quát trong công cuộc chuyển đổi số của Tam Kỳ là tập trung nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử từ thành phố đến xã, phường và hình thành nền tảng đô thị thông minh; tập trung xây dựng và hoàn thiện một số cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố và nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên qua quá trình triển khai, Tam Kỳ nhận thấy nhân lực phục vụ triển khai chuyển đổi số trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Chủ tịch UBND Tp.Tam Kỳ Bùi Ngọc Ảnh cho biết, mục tiêu tổng quát trong công cuộc chuyển đổi số của thành phố là tập trung nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử từ thành phố đến xã, phường và hình thành nền tảng đô thị thông minh; tập trung xây dựng và hoàn thiện một số cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố và nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp. “Tuy nhiên, hiện nay Tam Kỳ đang gặp phải rất nhiều khó khăn nhất định, mà đặc biệt nhất là nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Để triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mền dùng chung liên quan chuyển đổi số, Tam Kỳ cần rất nhiều nhân lực để trực tiếp triển khai…

          Theo thống kê, hiện nay tổng số cán bộ chuyên ngành CNTT đang công tác tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện là 150 người, còn cấp xã thì hầu như rất ít do vị trí việc làm công nghệ thông tin không được bố trí. Chính vì vậy, nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng được nhu cầu, vẫn còn thiếu cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chưa có khả năng triển khai các hệ thống ứng dụng tác nghiệp và xử lý sự cố an toàn thông tin. Trong những năm qua, tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ phụ trách CNTT trên địa bàn tỉnh với các nội dung đào tạo về quản trị, vận hành các hệ thống ứng dụng dùng chung, quản trị trang thông tin điện tử, an toàn bảo mật thông tin, ứng cứu sự cố máy tính. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn.

          Theo Phó Giám đốc Sở TT-TT Phạm Thị Ngọc Quyên, vấn đề nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số hiện đang cấp bách do tỉnh đang dốc toàn lực để triển khai. Hiện nay hầu hết các địa phương còn thiếu cán bộ CNTT để thực hiện công tác tham mưu, vận hành. "Để giải quyết vấn đề này, cần bố trí biên chế chuyên ngành CNTT ở phòng VHTT. Đội ngũ cán bộ CNTT cần tăng cường bồi dưỡng, đào tạo các kiến thức, nâng cao tình độ CNTT nhằm thực hiện tốt công tác chuyển đổi số tại địa phương. Tranh thủ các doanh nghiệp viễn  thông, CNTT trên địa bàn để hỗ trợ cho các địa phương giải quyết bài toán nhân lực" - bà Phạm Thị Ngọc Quyên chia sẻ.

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: