
Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố sử dụng Hệ thống thông tin một cửa điện tử để quản lý 100% thủ tục hành chính trong các khâu tiếp nhận, xử lý quy trình thực hiện và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23.4.2018 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06.12.2021 của Chính phủ.
Rà soát nhiệm vụ về công khai, minh bạch, tiến độ kết quả giải quyết, số hóa hồ sơ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và mức độ hài lòng để chỉ đạo triển khai đến từng đơn vị thuộc, trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền quản lý. Trong đó, khẩn trương khắc phục dữ liệu, điểm số về công khai, minh bạch; tiến độ kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến để cải thiện và nâng cao điểm số trên Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ quản lý.
Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ (bổ sung Điều 21a Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ) và nội dung hướng dẫn nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 9318/VPCP-KSTT ngày 21.12.2021.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, trong đó khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng việc tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với các thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022.