Chi tiết tin

A+ | A | A-

Giả danh công an gọi điện hù dọa, lừa đảo chiếm đoạt của một người phụ nữ hơn 15 tỷ đồng

Ngày đăng: 10:40 | 27/05/2024 Lượt xem: 883

Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 15 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

 

Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 5/4/2024, bà P sinh năm 1956, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Đối tượng nói Căn cước công dân của bà P có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền. Nếu bà P không chứng minh được mình không liên quan thì vài ngày tới sẽ bắt bà. Do lo sợ nên bà P đã chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Bà P đã thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau đó, bà P biết mình bị lừa nên đã cơ quan Công an trình báo.

Trước thông tin trên, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương, không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Điều đáng nói, đối tượng lừa đảo thường nhắm vào sự thiếu hiểu biết, không minh mẫn của người cao tuổi để ra tay lừa đảo. Vì thế, để đối phó với các đối tượng lừa đảo qua điện thoại thì những người trong gia đình phải tuyên truyền cho người cao tuổi để họ nhận biết và có ý thức cảnh giác, phòng tránh hiệu quả.

Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; không nên tìm đến các trang mạng xã hội giới thiệu có thể lấy lại tiền bị lừa, tránh để bị mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo.

 

Một số biện pháp để phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay

Thứ nhất, bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng… trên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ công khai trên mạng xã hội.

Thứ hai, kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và cần bảo mật tuyệt đối thông tin các tài khoản trên, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng… không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính.

Thứ ba, cẩn trọng xác minh: Đối với các tin nhắn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.

Thứ tư, tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng số tiền, tài sản lớn hoặc quà có giá trị lớn.

Thứ năm, trình báo tại cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, cần liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình bảo.

Thứ sáu, cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập các đường link trong tin nhắn hay Email lạ không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng…

Thứ bảy, cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng… Đặc biệt không nghe theo lời các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Cảnh giác trước các thông tin thông báo nhận thưởng qua mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để nhận thưởng.

Thứ tám, cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm: Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, cần liên hệ ngay nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác mình. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng báo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời.

Thứ chín, quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vì mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Thứ mười, cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả mạo: Tuyệt đối không truy cập website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang web có nội dung không rõ ràng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng.

Tác giả: QTI

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: