Chi tiết tin

A+ | A | A-

Nông dân Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngày đăng: 17:16 | 12/11/2024 Lượt xem: 35

Thời gian qua, nhiều hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, tạo sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển dần sang phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao.

Từ các gói hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi, nhiều nông dân, HTX và doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp đã khôi phục và phát triển các mô hình kinh tế vườn, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Từ năm 2021 đến nay, ngành nông nghiệp đã tập trung hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, hỗ trợ người dân và các HTX thực hiện thí điểm chuyển đổi số trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ nông sản chủ lực.

Vùng nguyên liệu tập trung của thương hiệu ngũ cốc Duy Oanh, huyện Duy Xuyên.

Đồng thời, hỗ trợ kinh phí để phát triển sản phẩm OCOP cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất theo hướng xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử. Năm 2024, Sở NN&PTNT Quảng Nam triển khai phương án xây dựng mã vùng trồng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh động vật chăn nuôi, thủy sản theo hướng số hóa dữ liệu trên nền tảng số.

Hiện nay, bộ tiêu chí mới về chương trình nông thôn mới rất quan tâm đến phát triển kinh tế số. Do đó, các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao phải thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong việc truy xuất nguồn gốc của nông sản.

Vì vậy, thời gian qua, Sở NN&PTNT cũng trực tiếp làm việc với từng địa phương, HTX để họ biết được nên thực hiện những nội dung gì. Cụ thể, phải xây dựng vùng nguyên liệu gắn với mã số vùng trồng, tổ chức sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, cuối cùng phải nâng cao tính liên kết để phát triển chuỗi giá trị từ vùng trồng.

 

Tác giả: THÙY DUNG

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: