Chi tiết tin

A+ | A | A-

Phấn đấu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC năm 2024

Ngày đăng: 15:27 | 22/01/2024 Lượt xem: 181

Ngày 22/1, UBND tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

Ảnh minh họa

Thông qua kế hoạch nhằm xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng CNTT-TT hiện đại, đồng bộ, ứng dụng CNTT sâu rộng, phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân, xã hội ngày một tốt hơn, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân;

Ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SiPas), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index).

Hiện đại hoá, nâng cao năng lực hoạt động công tác quản lý, điều hành trong các quản lý đô thị; cải thiện mối liên kết giữa Chính quyền - người dân - doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo lập nền tảng xây dựng và phát triển các chuỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao, có tính kết nối và mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội cho các đô thị lớn trong khi vẫn giúp đô thị tăng cường năng lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

Phấn đấu trên 95% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, trên 85% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện, trên 65% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

100% CSDL tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp DVC kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển KTXH.

100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.

95% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó; 90% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC. 100% tỷ lệ DVC được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp. 100% các nhà văn hóa thôn, khối phố có lắp đặt wifi phục vụ người dân.

Phấn đấu kinh tế số chiếm từ 10% GRDP của tỉnh. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh kế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu trên 2%. Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 35%. 100% sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh, sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 80%. Hộ gia đình có người có điện thoại thông minh đạt 85%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

100% các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý; 100% trường học, cơ sở giáo dục sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí.

100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số. 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Phấn đấu đạt trên 90% người dân tỉnh Quảng Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử…

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: