Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: T.N
Đến nay, Thăng Bình có hơn 57.000/103.000 lao động đã qua đào tạo, đạt gần 70%; ngành chức năng phối hợp tổ chức 14 điểm tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động.
Từ năm 2020 đến nay, Thăng Bình phê duyệt 35 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với tổng kinh phí thực hiện 23,63 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 8,82 tỷ đồng... Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, thanh niên Thăng Bình vẫn đang còn gặp nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện khởi nghiệp, lập nghiệp.
Tại buổi đối thoại, gần 20 câu hỏi của các đoàn viên, thanh niên xoay quanh các vấn đề về tạo việc làm cho lao động, kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế, kỹ năng cần thiết trong thời kỳ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số hiện nay, các ngành chức năng cần tiếp tục hỗ trợ chủ thể trong việc lập hồ sơ công nhận, đánh giá, phân hạng, đăng ký chương trình OCOP và có chính sách, chương trình khuyến khích người Thăng Bình ưu tiên dùng hàng Thăng Bình... được thanh niên huyện Thăng Bình đặt ra.
Lãnh đạo huyện Thăng Bình và đại diện các đơn vị chức năng đã giải đáp những vấn đề đoàn viên thanh niên quan tâm, đồng thời gợi mở nhiều giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp và chuyển đổi số trên địa bàn huyện thời gian đến.