Quang cảnh tại điểm cầu Quảng Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong 06 tháng đầu năm 2023, với sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ TT&TT, sự phối hợp hiệu quả của các Sở TT&TT, ngành Bưu chính đã đạt được những thành tựu hết sức đáng khích lệ, duy trì tốc độ phát triển chung của toàn lĩnh vực bưu chính.
Tổng số loại sản phẩm OCOP lên sàn là 7.637 sản phẩm (Vỏ sò: 3.512, Postmart: 4.125); Tổng số giao dịch qua sàn là 987.495 giao dịch (Vỏ sò: 173.745; Postmart: 813.750); Tổng giá trị giao dịch qua sàn là 217,1 tỷ (Vỏ sò: 69,6; Postmart: 147,5). Giá trị 1 giao dịch/sản phẩm khoảng 220.000 đ/giao dịch/sản phẩm
Số khóa đào tạo, tập huấn đã tổ chức: 568 khóa đào tạo. Số lượng người tham gia đào tạo, tập huấn (công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản là 8.412.839 lượt người (Vỏ sò: 4.354.205 người, Postmart: 4.058.634 người). Số lượng tin, bài đã đăng, phát trên báo chí tại địa phương về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử là 2.719 bài…
Về triển khai cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ BCCI đảm nhận một số công việc theo Quyết định số 468/QĐ-TTg. Tại địa phương có 28 tỉnh/TP đã tổ chức khảo sát và xây dựng Đề án/Kế hoạch triển khai; 17 tỉnh/TP đã tổ chức khảo sát và đang xây dựng Đề án; 6 tỉnh/TP đang nghiên cứu cách thức triển khai; 9 tỉnh/TP đang xem xét; ngoài ra, có 03 tỉnh/TP đã khảo sát và không giao, gồm Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Phước.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo sở TT-TT tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Bộ TT-TT có hướng dẫn, kế hoạch cụ thể về triển khai nền tảng địa chỉ số ở địa phương trong thời gian tới, đảm bảo không làm phát sinh kinh phí, nguồn lực thực hiện, trong điều kiện hiện nay, các công việc về chuyển đổi số rất nhiều và cấp bách, nguồn nhân lực của Sở TT&TT hạn chế.
Đồng thời, có quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền thu thập, kiểm tra, xác nhận đảm bảo chính xác của dữ liệu; xác định rõ mục đích, lợi ích triển khai, phạm vi ứng dụng của địa chỉ số đối với chủ địa chỉ số để các địa phương có cơ sở thực hiện.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2022, đặc biệt là thời kỳ dịch bệnh COVID, chương trình hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ TT&TT (gọi tắt là Quyết định 1034) đã đạt được những thành công ấn tượng, đáng ghi nhận.
Các Sàn TMĐT Vỏ sò, Postmart, đơn vị chức năng của Bộ là Vụ Bưu chính và đặc biệt là sự tham gia của các Sở TT&TT đã giúp các hộ sản xuất nông nghiệp có thể kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là các nông sản địa phương ngay trên chiếc điện thoại của mình, qua đó, khẳng định chủ trương đúng đắn của Bộ TT&TT và lợi ích mang lại, đặc biệt là trong công tác truyền thông, đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển hết sức cạnh tranh, kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta cần có cách làm mới phù hợp.