Quang cảnh buổi kiểm tra.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua huyện Thăng Bình đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản và quyết định tổ chức thực hiện công tác CCHC, chuyển đổi số trên địa bàn. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “ Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn huyện; tổ chức theo dõi, cập nhập, quản lý dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu về xứ lý vi phạm hành chính.
Tổ chức hoạt động có hiệu quả bộ phận một cửa cấp huyện, xã. Chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp; công khai trên Trang/Cổng thông tin điện tử và thường xuyên cập nhập, niêm yết, công khai TTHC, kết quả giải quyết TTHC, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, kiến nghị về CCHC.
Hiện Thăng Bình có 236 TTHC mức độ 3,4 được tích hợp trên Cổng DVC Quảng Nam; 976 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ BCCI ( chiếm tỷ lệ 5,4% tổng số hồ sơ tiếp nhận trong kỳ). Tiếp tục triển khai có hiệu quả dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVC quốc gia.
Tính đế nay, huyện Thăng Bình có 11 phòng ban chuyên môn trực thuộc (giảm 1), 94 cán bộ, công chức, 74 đơn vị sự nghiệp công lập, 1969 viên chức và 440 CBCC cấp xã.
Cùng với đó, huyện Thăng Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số ICT Index, như: tăng cường ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước, truyền thông mạnh mẽ nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen để người dân, doanh nghiệp ứng dụng DVC trực tuyến mức độ 3,4…
Huyện đã triển khai cấp 293 chứng thư số cho cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn. Đã tiến hành tiếp nhận 6.531 hồ sơ trực tuyến trong kỳ, đạt 17% tỷ lệ hồ sơ DVC trực tuyến phát sinh (cấp huyện: 1.216 hồ sơ, cấp xã: 5.315 hồ sơ). Phối hợp với VNPT Quảng Nam xây dựng 32 biểu mẫu để cập nhập lên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh (LRIS). Huyện đã chính thức đưa vào vận hành chính thức IOC của huyện, dự kiến đến tháng 12.2022 triển khai dữ liệu lên IOC.
Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân sử dụng ứng dụng Smart Quảng Nam, Egov Quảng Nam; các xã, phường, thị trấn đã triển khai lực lượng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn và cài đặt cho người dân các ứng dụng này.
Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã thành lập được 106 Tổ công nghệ số cộng đồng với 549 thành viên.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn đã trả lời các vường mắc của các phòng, ban của huyện đưa ra; cùng với đó đề ra các giải pháp mới để huyện triển khai thực hiện công tác CCHC, chuyển đổi số trong thời gian tới có hiệu quả hơn.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Phạm Thị Ngọc Quyên- Phó Giám đốc Sở TT-TT nhận định, huyện Thăng Bình đã có những nỗ lực vượt bậc trong triển khai thực hiện CCHC, chuyển đổi số bằng sự minh chứng về kết quả đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, huyện cần tăng cường phối hợp tuyên truyền tập huấn trang bị kỹ năng về chuyển đổi số cho người dân và thành viên Tổ công nghệ cộng đồng.
Về các vướng mắt trong phầm mền thủ tục ngành Tư pháp và các phần mềm do tỉnh triển khai, Sở Tư pháp và Sở TT-TT sẽ có sự rà soát, đánh giá lại cùng đưa ra hướng giải quyết dứt điểm trong thời gian tới. Các vướng mắc còn lại, Sở TT-TT sẽ cùng phối hợp với huyện tháo gỡ kịp thời;
“Đồng thời, huyện cần bám sát công tác chuyển đổi số của tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả, có kế hoạch cụ thể về triển khai thực hiện kinh phí của tỉnh cấp về cho huyện, xã về chuyển đổi số; cần tập trung đẩy mạnh triển khai số hóa TTHC; chú trọng công tác chuyển đổi số ở xã thông minh, triển khai tập huấn cho Tổ công nghệ cộng đồng về các nhiệm vụ trọng tâm; …” bà Phạm Thị Ngọc Quyên nhấn mạnh.