Ảnh minh họa.
Công ty TNHH may Phú Tường tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành dệt may miền Trung thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản trị sản xuất từ khâu tiếp nhận vật tư, nguyên vật liệu cho đến khi hoàn tất đơn hàng xuất đi nước ngoài. Lâu nay, quy trình quản lý của doanh nghiệp chủ yếu theo phương thức thủ công, đơn giản không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân, số lượng hàng hoá, lượng nguyên vật liệu, tiến độ của các bộ phận và chất lượng sản phẩm, ra quyết định chậm trễ do không có dữ liệu.
Từ khi áp dụng nền tảng quản trị sản xuất Retex, doanh nghiệp Phú Tường đã giải quyết được những tồn đọng thường gặp trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Nhờ chuyển đổi số, tất cả các phần mềm ứng dụng trên những dây chuyền sản xuất đều dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Qua đó, tối ưu thời gian làm việc và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhờ số hóa toàn bộ quy trình sản xuất, kết nối với các thiết bị thiết bi hiển thị, điện thoại di động, các cảm biến,… nên việc giám sát, theo dõi, hỗ trợ ra quyết định kịp thời, theo thời gian thực, dự toán được tiến độ hoàn thành để giao hàng đúng hẹn.
"Từ ngày lắp đặt hệ thống này, các quy trình sản xuất ở xưởng được vận hành trơn tru hơn, nếu phát sinh lỗi hay bất kì vấn đề gì cần hỗ trợ đều được xử lý tức thì. Đặc biệt, hệ thống này giúp quản lý tốt năng suất của mỗi dây chuyền cũng như nguyên liệu đầu vào, đầu ra", ông Nguyễn Đăng Đức – Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Phú Tường chia sẻ.
Hiện tại, Retex đã triển khai thành công cho hàng chục khách hàng (với gần 60 xưởng may) và hoàn tất triển khai phần mềm cho Tập đoàn Dệt may Vinatex tại miền Trung. Retex đã triển khai nền tảng cho gần 1250 công nhân dựa trên hệ thống điều hành sản xuất nhà máy .
Giải pháp của Retex giúp các doanh nghiệp khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Với tiềm năng của ứng dụng Retex, ngành dệt may Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ các doanh nghiệp truyền thống để trở thành các doanh nghiệp hiện đại, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, phát triển các nhà máy, xưởng may thông minh, nâng cao năng lực quản trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới.