Chi tiết tin

A+ | A | A-

Phát triển hợp tác xã trở thành tác nhân kinh tế quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ

Ngày đăng: 8:28 | 08/09 Lượt xem: 165

Giải pháp đổi mới và phát triển hợp tác xã trở thành tác nhân kinh tế quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ, kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Ảnh minh họa. 

 

Chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, nhất là đối với ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất làm việc, lợi nhuận và đem lại cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường cao hơn. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết đối với HTX trong đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh từ truyền thống sang các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới. Nhiệm vụ của chuyển đổi số trong các HTX hiện nay là áp dụng những giải pháp công nghệ mới mang tính đột phá dựa trên nền công nghệ số nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn, giá thành rẻ hơn, hàng hóa có tính cạnh tranh cao hơn.

Thông qua hoạt động chuyển đổi số tạo dựng được môi trường, hệ sinh thái làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Chuyển đổi số giúp kết nối hàng nghìn hộ nông dân của hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với hàng triệu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đây là cơ hội để chúng ta thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị đã tồn tại trong suốt thời gian qua, hướng đến đầu tư các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao, sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Mục tiêu hướng đến của công tác chuyển đổi số là thúc đẩy các HTX tham gia các hoạt động trong sản xuất, quản trị; tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản trị hoạt động của HTX. Việc chuyển đổi số phải được áp dụng vào tất cả quá trình quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái số nhằm khuyến khích người dân tham gia vào chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ.

Để phát triển hợp tác xã trở thành tác nhân kinh tế quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ, kết nối trong chuỗi giá trị sản phẩm, sản phẩm OCOP tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tư vấn, hỗ trợ thông tin về chuyển đổi số để các HTX tiếp cận thông tin đa chiều, phù hợp với xu thế, từng bước áp dụng công nghệ số 4.0 trong giai đoạn hiện nay.

Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, máy móc, hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, ứng dụng công nghệ, các chương trình phần mềm để đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh cũng như ứng dụng những công nghệ mới, công nghệ thông minh vào tổ chức sản xuất.

Con người được xác định là nhân tố quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của HTX hiện nay. Vì vậy cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong công tác chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở khu vực HTX, khu vực nông nghiệp nhằm giúp cho khu vực này nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng những thành tựu của chuyển đổi số trong phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các HTX ứng dụng trang thiết bị, máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và cung ứng hàng hóa ra thị trường. Tăng cường kích hoạt ứng dụng quét mã QR truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và đa dạng hóa thông tin sản phẩm. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, sản xuất nông nghiệp như: công nghệ IoT cảm biến tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của con người; Học máy và phân tích giúp nhà nông chọn lựa sản phẩm canh tác trong hiện tại và tương lai; Canh tác và robotics để xịt thuốc, làm cỏ, trồng cây, thu hoạch trái cây và hạt; Máy bay không người lái giám sát cây trồng để phun thuốc từ trên cao…

Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là xu thế tất yếu trong sản xuất hiện nay. Vì vậy cần thiết phải phát triển chuỗi liên kết trong nông nghiệp với vai trò chủ lực là các HTX và bắt đầu từ xây dựng vùng nguyên liệu, qua đó chuẩn hóa đầu vào, đáp ứng và đảm bảo chuẩn mực đầu ra. Không thể xây dựng chuỗi ngành hàng cho từng hộ, từng vùng nguyên liệu, vùng sinh thái mà phải có tổ chức đại diện đứng ra tổ chức liên kết. Ngoài vai trò của Nhà nước, vai trò của HTX trong xây dựng ngành hàng, đặc biệt trong nâng cao chất lượng của các hợp tác xã để phát triển vùng nguyên liệu là cần thiết trong bối cảnh phát triển ngành nông nghiệp của chúng ta hiện nay. Vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các HTX triển khai sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Không chỉ ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất, kinh doanh, các HTX cần phải đặc biệt chú trọng chuyển đổi số quản trị, điều hành các hoạt động trong đơn vị mình. Đưa chuyển đổi số trong quản trị HTX lên mức độ ưu tiên hàng đầu để tăng hiệu quả điều hành, tối ưu chi phí, giúp quy trình quản lý trở nên minh bạch và hiệu quả hơn. Công tác hành chính sẽ được tối ưu hóa, tiết kiệm chi phí, công tác tài chính kế toán cũng trở nên đơn giản giúp nhà quản lý nắm được thông tin tài chính (chi phí, doanh số, lợi nhuận) và các thông tin về tài sản, kho,… nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Tính linh hoạt giúp các hoạt động của HTX có thể làm việc từ xa và liên thông dữ liệu quản lý, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: