Chi tiết tin

A+ | A | A-

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn

Ngày đăng: 8:16 | 08/09 Lượt xem: 157

Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm OCOP.

Ảnh minh họa. 

Bước sang giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở những kết quả của giai đoạn trước, những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập, phát triển bền vững và chuyển đổi số. Đặc biệt, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2021- 2025, theo hướng chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đồng thời xác định định hướng chủ đạo: nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân thông minh.

Trên cơ sở đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra một số giải pháp trọng tâm sau:

Cùng với việc xây dựng và tạo lập nền tảng số ngành Du lịch tích hợp tập trung, Ngành Du lịch Quảng Nam cũng chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin, phát triển kỹ thuật và công nghệ; đổi mới giao diện hiện đại, đẹp mắt; duy trì và cập nhật hệ thống thông tin chính thống theo thời gian thực nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đặc biệt là thân thiện với nhu cầu và thị hiếu của người dùng.

Tập trung khôi phục và bảo vệ các làng quê, làng nghề; có cơ chế chính sách đối với các nghệ nhân, xây dựng các chương trình tập huấn để truyền nghề cho các thế hệ sau để tiếp tục phát huy.

Triển khai Hệ thống Du lịch thông minh trong đó cũng đã chú trọng xây dựng chuyên mục du lịch nông thôn, du lịch vùng quê trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu làng nghề, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm OCOP, số hóa quá trình chấm điểm, phân hạng sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý nhà nước;

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý và giám sát sản phẩm, làng nghề đồng bộ và thống nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung – cầu sản phẩm; Thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), ban hàng livestream, đặc biệt là cho với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương;…

Nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng chuyển đổi số về: quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; kiến thức về sở hữu trí tuệ; tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm nông thôn…

Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại trên không gian mạng, kết nối cung - cầu cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm OCOP quốc gia (OCOP 5 sao).

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: