Chi tiết tin

A+ | A | A-

Triển khai ứng dụng trực tuyến hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử trong phát triển sản phẩm nông nghiệp

Ngày đăng: 10:15 | 01/09 Lượt xem: 195

Giải pháp đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, triển khai ứng dụng trực tuyến hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử trong phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc hữu, sản phẩm Ocop.

Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh chóng, đa dạng về mô hình hoạt động. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua các ứng dụng trên mạng Intrernet,... Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia và địa phương. TMĐT tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

Để sớm đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc hữu, sản phẩm Ocop của tỉnh trên môi trường thương mại điện tử. Sở Công Thương đề ra quan điểm và mục tiêu cụ thể:

Quan điểm: Xây dựng, phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường là thước đo đánh giá sự thành công của việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, trước tiên hướng tới sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước; việc chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh,...

Dữ liệu là tài nguyên cốt lõi để xây dựng, phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; tổ chức, quản lý, khai thác dữ liệu xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, toàn diện; ưu tiên thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Phát triển các nền tảng số, ứng dụng số nhằm hỗ trợ khai thác dữ liệu, kết nối thị trường, dựa trên thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên triển khai ngay một số mô hình phù hợp với điều kiện của tỉnh.

 

Mục tiêu cụ thể đến 2025, xây dựng, hoàn thành cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và các ngành hàng thương mại và xuất khẩu trọng điểm của tỉnh vào Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số. 100% tổ chức xúc tiến thương mại và 100% doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 20% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin. 10% số lượng hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh được tổ chức trên môi trường số. 100% các tổ chức xúc tiến thương mại; 100 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cán bộ các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được tham gia tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ, cập nhật các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số. 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, 100% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Để thực hiện được các mục tiêu như vừa nêu trên, Sở Công Thương đề ra các nhiệm vụ và giải pháp:

Tổ chức đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong Xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Phối hợp Bộ Công Thương xây dựng các tiêu chí, xây dựng kế hoạch thuê chuyên gia đánh giá hiện trạng và năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong XTTM cho các tổ chức XTTM, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ đưa ra các giải pháp quản lý, các hoạt động hỗ trợ tham gia Hệ sinh thái XTTM số, các hoạt động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM cho phù hợp với tình hình của tỉnh Quảng Nam.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến thương mại nhằm kết nối hiệu quả với hệ sinh thái xúc tiến thương mại số: Lập danh sách tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam có nhu cầu tham gia Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; phối hợp Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức xúc tiến, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tài khoản sau khi hệ sinh thái xúc tiến thương mại số được xây dựng xong; tích hợp các cơ sở dữ liệu, thông tin về xúc tiến thương mại của tỉnh lên hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, hướng dẫn doanh nghiệp mở tài khoản, khai thác thông tin và chia sẻ dữ liệu.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành XTTM, sử dụng nền tảng/phần mềm nhằm chứa dữ liệu, phục vụ hoạt động kết nối kinh doanh, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, công tác báo cáo (báo cáo thị trường, ngành hàng, hoạt động).

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: