Chi tiết tin

A+ | A | A-

Tổ công nghệ cộng đồng - Lực lượng nòng cốt chuyển đổi số ở cơ sở

Ngày đăng: 10:29 | 10/08/2022 Lượt xem: 1273

Để lan toả, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trong toàn xã hội, việc thành lập các tổ công nghệ cộng đồng bước đầu đem lại hiệu quả rất tích cực.

Chú thích ảnh: Ông Nguyễn Sanh hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản về chuyển đổi số.

 

Một ngày cuối tháng 7, ông Nguyễn Sanh - Tổ trưởng Tổ Công nghệ cộng đồng khối phố Phước Xuyên, thị trấn Nam Phước đến tuyên truyền sâu rộng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số cho bà con khối phố. Đồng thời, ông cũng hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản như: Smart Quảng Nam, sổ sức khỏe điện tử, 1022 Quảng Nam, các app thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia để tương tác với chính quyền, tham gia phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số và thực sự trở thành công dân số.

“Trong thời gian qua, khi được huyện Duy Xuyên và thị trấn Nam Phước triển khai thành lập Tổ công nghệ cộng đồng; tôi đã chủ động nghiêm cứu và tiếp thu các kiến thức về công tác chuyển đổi số sau khi được phổ biến, tham gia các lớp tập huấn; Từ đó tôi mạnh dạn đưa các kiến thức đó để tuyên truyền và hướng dẫn, giới thiệu những lơi ích về chuyển đổi số cho từng người dân trên địa bàn khối phố. Qua đây, nhận thức của bà con trong thị trấn đã tiến bộ hơn rất nhiều, vì vậy nếu được hướng dẫn cụ thể, thường xuyên, người dân sẽ nắm được kỹ năng sử dụng các nền tảng số.” Ông Nguyễn Sanh cho biết.

Theo báo cáo, đến nay huyện Duy Xuyên đã có 13/13 xã, thị trấn thành lập 67 Tổ công nghệ cộng đồng, với 268 thành viên. Huyện đã giao cho các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, cài đặt các ứng dụng cho các Tổ Công nghệ cộng đồng. Qua đây góp phần giúp cho các thành viên nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả vai trò, trọng trách trong công cuộc chuyển đổi số ở cơ sở.

Ông Nguyến Thế Đức- Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong thời gian đến để tổ công nghệ cộng đồng hoạt động có hiệu quả, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai tập huấn cho đội ngũ tổ công nghệ cộng đồng một cách bài bản, đưa tổ công nghệ cộng đồng xuống tận thôn, khối phố để hướng dẫn, tuyên truyền cho đông đảo người dân. Bên cạnh đó, đoàn thanh niên là lực lượng xung kích trong việc hướng dẫn người dân ở những trụ sở một cửa tại UBND các xã, thị trấn để hướng dẫn cho người dân thực hiện đăng kí dịch vụ công mức độ 3,4.

“Huyện cũng đã thành lập các tổ xung kích tại các chợ nhằm tuyên truyền người dân đi chợ thanh toán không dùng tiền mặt. Và khuyến khích các hộ tiểu thương thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa bằng hình thức thanh toán trực tuyến. Đồng thời đẩy mạnh đưa các sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao lên các sàn thương mại điện tử và hướng dẫn các chủ thể đưa các sản phẩm của hộ gia đình lên các sàn thương mại điện tử theo đúng chủ trương của tỉnh” Ông Nguyến Thế Đức, nhấn mạnh.

Tổ công nghệ cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số. Đây là đội ngũ giúp chính quyền các cấp triển khai tuyên truyền, hướng dẫn người dân về công cuộc chuyển đổi số ở Quảng Nam. Cùng với cũng tham gia giới thiệu, hướng dẫn cho người dân sử dụng các ứng dụng như Smart Quảng Nam, phản ánh kiến nghị 1022 Quảng Nam.

Theo bà Phạm Thị Ngọc Quyên- Phó Giám đốc Sở TT-TT cho biết: Tổ công nghệ cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số ở Quảng Nam. UBND tỉnh có chủ trương thành lập các tổ công nghệ cộng đồng tại các xã để triển khai tuyên truyền, hướng dẫn người dân về công cuộc chuyển đổi số ở Quảng Nam. Song song với đó là công tác giới thiệu, hướng dẫn cho người dân sử dụng các phần mềm như Smart Quảng Nam, phản ánh kiến nghị 1022 Quảng Nam.

“Từ đó, các tổ công nghệ cộng đồng là lực lượng trực tiếp đến tận nhà người dân để hướng dẫn cài đặt và sử dụng các ứng dụng này. Ngoài ra, còn hướng dẫn cho người dân cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Hơn nữa, lực lượng này giới thiệu về lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử của tỉnh” bà Phạm Thị Ngọc Quyên, khẳng định.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam đã thành lập được 593 tổ công nghệ cộng đồng với tổng số 2.240 thành viên. Trong đó cấp huyện có 2 tổ, cấp xã có 31 tổ và thôn, khối phố có 560 tổ. Từ khi được thành lập, các thành viên tổ công nghệ ocongj đồng đã chủ động vào cuộc tích cực, tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công nghệ số. Đây được xem là lực lượng nồng cốt ở cơ sở trong quá trình hiện thực hóa giấc mớ chuyển đổi số vì một nước Việt Nam hùng cường.

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: