
Ảnh minh họa.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác Chuyển đổi số. Huyện ủy, UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác Chuyển đổi số trên địa bàn huyện đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo cấp trên. Trên cơ sở đó, UBND các xã, thị trấn cũng ban hành nhiều văn bản tổ chức triển khai thực hiện công tác Chuyển đổi số trên địa bàn từng địa phương.
Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, chạy kiểm thử 304 DVC trực tuyến cấp huyện, cấp xã thông trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Phối hợp với Sở TT&TT tỉnh cấu hình hóa đơn điện tử và tài khoản thụ hưởng của các cơ quan, đơn vị và địa phương trên hệ thống Một cửa điện tử.
Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn, triển khai các nền tảng quản lý trường, quản lý học bạ điện tử,… Trung tâm Y tế huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn, triển khai các nền tảng khám chữa bệnh, hồ sơ điện tử,… Chi Cục thuế huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử. Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn huyện về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và giải quyết.
UBND các xã, thị trấn phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, các doanh nghiệp viễn thông, bưu điện huyện tổ chức hướng dẫn các Tổ công nghệ cộng đồng sử dụng các nền tảng phục vụ Chuyển đổi số nhằm hướng dẫn Nhân dân thực hiện.
100% các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên áp dụng đáp ứng các nghiệp vụ quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Nghị định số 30/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư; tỷ lệ văn bản gửi, nhận hoàn toàn trên hệ thống: Cấp huyện trên 90%, cấp xã trên 80% (trừ văn bản mật); 100% các cơ quan, đơn vị từ cấp huyện đến cấp xã đã được cấp Chữ ký số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ; hệ thống đã tích hợp chữ ký số để phát hành văn bản điện tử ký số đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo tính pháp lý của văn bản trên môi trường mạng.
Tổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (toàn trình, một phần) được cấu hình trên Cổng dịch vụ công Quảng Nam là 226 DVC. Trong đó, dịch vụ công mức độ 4 cấp huyện 216 DVC, cấp xã 93 DVC; dịch vụ công mức độ 3 cấp huyện là 10 DVC, cấp xã là 02 DVC.
Trong 6 tháng đầu năm tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh trên hệ thống tăng lên đáng kể; 100% các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên sử dụng hệ thống Một cửa điện tử để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân đồng bộ, hiệu quả; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn khá cao (trừ lĩnh vực đất đai).
100% các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên sử dụng hệ thống báo cáo số liệu của tỉnh (Lris), của Chính phủ (Gris) đúng thời gian theo quy định. Hiện nay đã thực hiện cấp gần 1.050.000 hộp thư điện tử cho tổ chức và CBCCVC, người lao động các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã để thực hiện trao đổi công việc, gửi nhận văn bản điện tử. 100% CBCCVC các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên sử dụng và cài đặt trên địa điện thoại smartphone của cá nhân; trên 50% người dân trên địa bàn huyện cài đặt và sử dụng Tổng đài 1022, smart Quảng Nam trên điện thoại.
100% các xã, thị trấn có đường truyền số liệu chuyên dùng liên thông 4 cấp hành chính từ xã đến Trung ương. UBND huyện và 17/18 xã, thị trấn; một số cơ quan, đơn vị trường học có Cổng/trang thông tin điện tử thực hiện cung cấp thông tin, tuyên truyền các hoạt động chuyên ngành, cải cách hành chính, quản lý nhà nước trên Cổng/trang thông tin điện tử. 100% các cơ quan, đơn vị và địa phương đã có hệ thống mạng nội bộ kết nối qua thiết bị swich, hub liên thông với các máy tính trong mạng nội bộ. 100% các cơ quan, đơn vị và địa phương có kết nối internet băng thông rộng cố định; 100% các xã, thị trấn và 100% các thôn/khu phố được phủ sóng 3G, 4G, đường truyền cáp quang băng thông rộng kéo đến; 100% các nhà văn hóa thôn/khu phố được kết nối internet băng thông rộng và phủ sóng wifi công cộng
100% các cơ quan, đơn vị và địa phương đã đăng ký với cơ quan Thuế cung cấp hóa đơn điện tử và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cấu hình trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
Trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; UBND các xã, thị trấn phối hợp tổ chức thông tin tuyên truyền Chuyển đổi số bằng nhiều hình thức khác nhau:
Trong 6 tháng đầu năm 2022, 100% các trường TH, THCS, TH&THCS đã triển khai sử dụng hệ thống E-Learning kết hợp với dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến; sử dụng phần mềm quản lý trường học, đẩy mạnh khai thác tính năng ứng dụng và đồng bộ các tính năng hệ sinh thái trên hệ thống vnEdu như: Phần mềm “Quản lý hồ sơ điện tử”, học bạ điện tử, sử dụng chữ ký số điện tử trong tất cả các văn bản, hồ sơ chuyên môn của nhà trường, tổ chuyên môn, tổ văn phòng và giáo viên; triển khai hệ thống Quản lý giáo án, giáo án điện tử; ứng dụng ứng dụng vnEdu teacher và vnEdu connect; Phần mềm Học và thi trực tuyến, Phần mềm quản lý thu phí, thanh toán học phí trực tuyến không dùng tiền mặt qua ứng dụng vnEdu Connect, App smart Quảng Nam. Số hóa, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lưu thông sách, tài liệu trong các thư viện trường học, hướng đến việc xây dựng một trường học chuẩn hoá, hiện đại.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp huyện thực hiện tốt việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nền tảng ứng dụng cho người dân và doanh nghiệp, HTX về ngành nông nghiệp để thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, HTX khai thác và sử dụng; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn: Ứng dụng Chuyển đổi số trong phát triển, thương mại và quảng bá sản phẩm; Tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng áp dụng Chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn; thu hút được nhiều đối tượng tham gia và bước đầu đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Đến nay, đã có 7 sản phẩm OCOP và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác của huyện được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Một số HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện bước đầu tiếp cận và áp dụng Chuyển đổi số vào hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT khảo sát, lựa chọn 01 HTX nông nghiệp thí điểm mô hình nông nghiệp Chuyển đổi số trên địa bàn huyện.
Sử dụng các ứng dụng phần mềm chuyên ngành để quản lý, chỉnh lý và cập nhật bản đồ số, mapinfo, phần mềm quản lý tài nguyên và môi trường, hệ thống quản lý thông tin thông tin đất đai,… qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn; đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Triển khai hệ thống giám sát khai thác khoáng sản.