Chi tiết tin

A+ | A | A-

Chuyển đổi số- lấy người dân làm trung tâm

Ngày đăng: 11:08 | 07/06/2022 Lượt xem: 411

Xác định chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm, tham gia trực tiếp đóng vai trò quyết định trong thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện; Sở TT-TT tổ chức tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về Chuyển đổi số cho người dân tại các xã thí điểm.

Chú thích ảnh: Viettel Quảng Nam giới thiệu, hướng dẫn cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt (Viettel Money) đến với người dân.

Theo đó, trong đợt này Sở TT-TT tiến hành tổ chức tập huấn tại các xã: Tam Giang (Núi Thành), Bình Chánh (Thăng Bình), Nam Phước (Duy Xuyên); thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn), Cẩm Thanh (TP.Hội An), phường Tân Thạnh (TP.Tam Kỳ).

 

Chuyển đổi số giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

 

Sở TT-TT giới thiệu đến với người dân tham gia tập huấn về chuyển đổi số là gì; vì sao phải thực hiện chuyển đổi số; chuyển đổi số quốc gia; Việt Nam và chuyển đổi số; chuyển đổi số là việc của ai; chuyển đổi số trong xã hội; công dân số; văn hóa số; danh tính số. Đồng thời, phân tích cho người dân biết về lợi ích của chuyển đổi số, như: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đem lại lợi ích gì cho người dân. Tác động của chuyển đổi số trong đời sống nhân dân (Lối sống, giao tiếp, y tế, giáo dục, việc làm, …); Thông tin thêm cho người dân cần nắm rõ được mình cần làm gì để an toàn trong môi trường số.

 

Ông Nguyễn Văn Liền, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, cho biết “Tôi là người nông dân tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tuy tuổi đã cao nhưng bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều lợi ích từ lớp tập huấn chuyển đổi số của Sở TT-TT tổ chức. Không những vậy, từ lớp tập huấn người dân hiểu rõ được chuyển đổi số là như thế nào và biết thêm được cách mua- bán các sản phẩm của mình như: cá, tôm, rau, củ quả trên các sàn thương mại điện tử.

 

Đặc biệt, Sở TT-TT còn giới thiệu cho người dân về Cổng dịch vụ công, Smart Quảng Nam, Tổng đài 1022 Quảng Nam; đây là nơi tương tác giữa chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam.

 

“Từ việc triển khai chuyển đổi số đến với người dân, chúng tôi nhận thấy sự quan tâm của Đảng và Chỉnh phủ đến với người dân rất kịp thời, sâu sắc và mong muốn được tiếp nối đến nhiều đời con cháu mai sau” Ông Nguyễn Văn Liền, xã Tam Giang, huyện Núi Thành bày tỏ.

 

Bên cạnh đó, lồng ghép cùng với đợt tập huấn của Sở TT-TT, Bưu điện tỉnh đã giới thiệu về sàn thương mại điện tử Postmart.vn (sàn giao dịch do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, cho phép các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loại sản phẩm, hàng hóa) và VNPT Quảng Nam giới thiệu về Mobile Money (còn gọi là tiền di động, là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, để thực hiện các giao dịch nhỏ trong cuộc sống hàng ngày) và Viettel Quảng Nam giới thiệu, hướng dẫn cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt (Viettel Money) đến với người dân.

 

 “Có thể nói đây là lớp tập huấn rất bổ ích cho đông đảo nhân dân xã Tam Giang, huyện Núi Thành; đặc biệt là các hộ sản xuất kinh doanh và chủ thể OCOP có điều kiện kết nối và nắm bắt được các tiện ích của việc chuyển đổi số; giúp người dân biết cách việc mua bán trên các sàn thương mại. Từ đó, việc thực hiện công tác cải cách hành chính của xã được thuận tiện hơn”, Ông Phạm Văn Sâm- Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang, huyện Núi Thành, chia sẻ.

 

Bà Phạm Thị Ngọc Quyên- Phó Giám đốc Sở TT-TT nhận định “Sở TT-TT khi bắt tay vào triển khai chuyển đổi số xác định người dân là chủ thể chính, đóng vai trò trung tâm. Vì vậy để triển khai tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về chuyển đổi số cho người dân tại các xã thí điểm đem lại nhiều hiệu quả nhất; Sở đã kết nối với các doanh nghiệp viễn thông như: VNPT Quảng Nam, Viettel Quảng Nam và Bưu điện tỉnh đồng hành hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng tiện ích gồm: Smart Quảng Nam, sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Mobile Money, Viettel Money trên điện thoại thông minh để người dân nhận thấy hiệu quả thiết thực nhất từ việc chuyển đổi số”.

 

Theo lộ trình, năm 2021 Quảng Nam triển khai chuyển đổi số tại 15 xã, năm 2022 sẽ là 22 xã. Trong thời gian tới Sở TT-TT sẽ tiếp tục trang bị cho người dân về kỹ năng chuyển đổi số ở các xã còn lại. Cùng với đó, không chỉ người dân mà hiện nay Sở cũng đã và đang triển khai tập huấn cho cán bộ huyện và xã về công cuộc triển khai thực hiện chuyển đổi số theo cách đem lại nhiều hiệu quả nhất.

 

Tác giả: Phương Thuận

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: